ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT TUẦN HOÀN VÀ BỀN VỮNG

Trong kỷ nguyên kinh tế tuần hoàn và ESG, công nghệ mới chính là chìa khóa để các doanh nghiệp vượt qua giới hạn cũ, tạo nên giá trị mới trên nền tảng phát triển bền vững. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến không chỉ là nâng cao năng suất, mà còn giúp tối ưu tài nguyên, giảm phát thải, đảm bảo truy xuất minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe.
MEKONG SADAI với tầm nhìn kiến tạo một hệ sinh thái sản xuất tuần hoàn và tái tạo tại Việt Nam luôn sẵn sàng quan sát, nghiên cứu và cập nhật những công nghệ mới này để từng bước triển khai phù hợp, giúp gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng, đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng và đối tác.
 

1. Blockchain: Xây dựng niềm tin trong chuỗi giá trị tuần hoàn

Blockchain giúp minh bạch chuỗi cung ứng, quản lý vòng đời sản phẩm và vật liệu, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn 4R (Reduce, Reuse, Recycle, Recover):
  • Truy xuất nguồn gốc nông sản, vật liệu tái chế, sản phẩm ESG theo thời gian thực.
  • Quản lý tín chỉ carbon chính xác, phục vụ giao dịch thị trường carbon.
  • Chống gian lận, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng và đối tác toàn cầu.
Ví dụ, nền tảng Circularise (Hà Lan) đã giúp các doanh nghiệp nhựa tái chế xác minh nguồn gốc tái chế, nâng giá trị sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường khó tính.


2. Công nghệ cấp đông nhanh: Giữ trọn dinh dưỡng – Giảm lãng phí thực phẩm

Công nghệ cấp đông siêu tốc IQF (Individual Quick Freezing) giúp thực phẩm giữ nguyên cấu trúc, màu sắc, dinh dưỡng, kéo dài thời gian bảo quản:
  • Giảm 30–50% thời gian cấp đông, tiết kiệm năng lượng.
  • Giảm thất thoát sản lượng, lãng phí thực phẩm.
  • Đáp ứng chuỗi logistics lạnh xuất khẩu tiêu chuẩn cao.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thủy sản, trái cây đang triển khai công nghệ này để nâng cao chất lượng sản phẩm trong chuỗi giá trị tuần hoàn.



3. Bao bì thông minh (Smart Packaging)

Bao bì thông minh là cuộc cách mạng trong ngành thực phẩm và chuỗi cung ứng xanh:
  • Tích hợp cảm biến (không pin) theo dõi độ tươi sản phẩm, giãn hạn sử dụng thêm 7–14 ngày.
  • Bao bì phân hủy sinh học từ nguyên liệu tự nhiên, thân thiện môi trường.
  • Tích hợp QR code/NFC giúp người tiêu dùng quét kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Mimica Touch (Anh) đã chứng minh bao bì cảm biến giúp giảm lãng phí thực phẩm tới 63%.
 

4. In 3D thực phẩm & Bioprinting: Khai mở tương lai thực phẩm bền vững

In 3D thực phẩm giúp cá nhân hóa dinh dưỡng, giảm lãng phí, tối ưu tài nguyên:
  • Tạo bánh, chocolate, thịt chay hoặc cá nuôi cấy với kết cấu và hương vị như thật.
  • Giảm 90% lượng nước, 30% hóa chất so với nuôi trồng truyền thống.
  • Kết hợp công nghệ hybrid ép đùn, tạo kết cấu sợi thịt tự nhiên.
Ví dụ: Novameat (Tây Ban Nha) đã thương mại hóa cá hồi in 3D từ nấm sợi, đậu, dầu tảo, đang phân phối tại Đức.


5. Lên men chính xác & Protein đơn bào: Nguồn protein xanh cho tương lai

Công nghệ Precision Fermentation sử dụng vi sinh vật để sản xuất protein, enzyme, phô mai thực vật, giúp:
  • Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm nước, giảm phụ thuộc nông nghiệp truyền thống.
  • Tạo ra sản phẩm có cấu trúc và hương vị tương tự sản phẩm động vật.
  • Thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu.
Air Protein, Solar Foods, Solein là các doanh nghiệp tiên phong, biến CO₂ thành protein phục vụ ngành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Tầm nhìn ứng dụng tại MEKONG SADAI
Mekong Sadai định hướng nghiên cứu và từng bước đưa những công nghệ tiên tiến này vào các chuỗi giá trị nông nghiệp – thực phẩm – công nghiệp tuần hoàn trong tương lai, phù hợp điều kiện Việt Nam và khu vực Mekong Delta, nhằm:
Tối ưu tài nguyên, giảm phát thải
Nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng ESG
Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế
danh sách liên quan
Zalo Zalo Gọi